Tuổi tác, tai nạn, bệnh lý răng miệng... là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất răng. Tình trạng này dẫn tới việc khó ăn nhai, kém thẩm mỹ và 1 trong những tình trạng khiến nhiều người lo lắng nhất chính là vấn đề tiêu xương khi bị mất răng. Vậy thực tế mất răng lâu năm có bị tiêu xương không? Thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Mất răng lâu năm có bị tiêu xương không?
Xương hàm có cấu tạo bám chắc vào chân răng, có chức năng nâng đỡ và tăng cường khả năng ăn nhai. Đồng thời, lực nhai của răng tạo sự kích thích lên xương, giúp duy trì các tế bào xương luôn ổn định. Vì vậy, khi bị mất răng hoặc nhổ bỏ răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống tại vị trí chân răng bị mất và không còn được tác động cơ học (lực nhai của răng) nên dần bị tiêu đi.
Vậy mất răng bao lâu có bị tiêu xương không? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra nhanh hay chậm, nhiều hay ít.
Thông thường, đối với một người có sức khỏe bình thường thì sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương sẽ suy giảm dần.
Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến.
Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 - 60%.
Các biểu hiện tiêu xương ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết bằng mắt thường. Tiêu xương chỉ biểu hiện rõ rệt khi nướu bị teo, gương mặt mất cân đối và già hơn so với tuổi.
Hậu quả của việc tiêu xương hàm
Do bệnh tiêu xương hàm không xảy ra ngay lập tức sau khi mất răng và thường không có biểu hiện trong thời gian đầu nên nhiều người đã đánh giá thấp về mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Tuy nhiên trên thực tế, tiêu xương hàm gây ra khá nhiều hệ lụy như:
- Suy giảm sức khỏe
- Mất thẩm mỹ nghiêm trọng
- Ăn nhai khó khăn
- Cản trở quá trình điều trị