Header Ads Widget

Phòng tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ nhỏ

Sức khỏe của trẻ nhỏ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha me. Mỗi khi thời tiết có sự thay đổi, ta lại hay gặp tình trạng trẻ thở khò khè, ho, nghẹt mũi. Mặc dù các triệu chứng này đều được xem là phổ biến, nhưng nếu không điều trị dứt điểm và có cách phòng tránh cụ thể, lâu dài sẽ biến chứng thành các bệnh về hô hấp gây khó chịu và nguy hiểm cho trẻ.

Bệnh đường hô hấp là gì?

Bệnh đường hô hấp là thuật ngữ y tế nói chung về các bệnh lý gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp trong cơ thể, làm cho quá trình trao đổi khí của cơ thể gặp khó khăn.

Bệnh chủ yếu do các virus gây bệnh đường hô hấp tạo thành như: virus cúm A, B, Adenovirus, Rhinovirus. Bệnh bao gồm cả thể nhẹ và nặng, nhẹ thì là những cơn cảm lạnh thông thường. Nhưng một khi đã biến chứng nặng thì sẽ tiến triển thành các bệnh đe dọa đến tính mạng như: tắc mạch phổi, hen suyễn cấp tính, ung thư phổi.

Nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp khi trời chuyển mùa

Thời tiết giao mùa khiến cho nhiệt độ thay đổi bất thường trong ngày, từ nóng sang lạnh, từ nắng sang mưa. Sự biến động về nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên sẽ dễ gặp các bệnh về hô hấp hơn so với người lớn mỗi khi thời tiết giao mùa.

Đồng thời, khí hậu lạnh, ẩm cũng là điều kiện thuận lợi để các virus gây bệnh đường hô hấp dễ dàng phát triển, lan truyền và xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, các triệu chứng về hô hấp như: ho, khó thở, thở khò khè thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi.

Mọi người cũng có xu hướng ít ra ngoài khi trời lạnh và đóng kín cửa để ngăn chặn không khí lạnh tràn vào. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về hô hấp, do các tác nhân vi sinh vật nếu tồn tại trong không khí lâu dài sẽ có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

Thêm vào đó, mùa lạnh ở các tỉnh phía Bắc thường có ngày ngắn hơn đêm nên số giờ xuất hiện ánh mặt trời thường ít. Đây cũng là lý do khiến cho các vi sinh vật gây hại dễ sinh sôi và nảy nở hơn, do tia cực tím từ mặt trời góp phần là tác nhân quan trọng giúp tiêu diệt các vi sinh vật có hại.

Các bệnh đường hô hấp trên thường gặp khi thời tiết giao mùa

Đường hô hấp trên hay đường thở trên là các bộ phận của hệ thống hô hấp gồm: miệng, mũi, khoang mũi, hầu và thanh quản. Các bộ phận này nằm ở trên góc xương ức (phía ngoài lồng ngực). Thông thường, ta sẽ dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp trên hơn so với các bệnh đường hô hấp dưới.

Cảm cúm

Cảm cúm là một trong các bệnh lây qua đường hô hấp ở trẻ em và cả người lớn mỗi khi trời chuyển mùa. Bệnh do virus cúm (Influenza virus) gây ra và lây lan qua đường hô hấp, qua không khí chứa các giọt nhỏ nước bọt, dịch tiết mũi của bệnh nhân bị cúm.

Theo báo cáo từ CDC, thông hường bệnh diễn biến nhẹ với các biểu hiện như: đau đầu, sốt, ho, sổ mũi, đau họng,… và sẽ hết trong khoảng 3 – 7 ngày. Ngoài ra, thời tiết lạnh và ẩm thấp mỗi khi giao mùa còn khiến tế bào ở đường hô hấp của cơ thể dễ bị tổn thương và dễ nhiễm các virus gây bệnh hơn.

Viêm xoang

Xoang là những hốc rỗng chứa đầy không khí nằm ở sau xương gò má và trán.

Viêm xoang là tình trạng các niêm mạc lót của xoang bị nhiễm trùng bởi các vi trùng, siêu vi trùng hoặc dị ứng dẫn tới phù nề. Tình trạng nhiễm trùng này làm cho các lỗ xoang bị thu hẹp lại và khiến các chất lỏng, chất nhầy không thoát ra ngoài được, gây xuất hiện mủ và dịch viêm ứ đọng lại ở bên trong.

Không chỉ người cao tuổi, người lớn dễ mắc viêm xoang mà trẻ nhỏ cũng có thể là đối tượng của bệnh này. Bệnh thường xuất hiện với những dấu hiệu như: sốt, đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi hay điếc mũi. Nhưng vì dấu hiệu đặc trưng của viêm xoang không rõ ràng nên ta ít phát hiện ra và chỉ khi bệnh vào giai đoạn nặng thì những dấu hiệu đặc trưng mới xuất hiện rõ ràng.

Viêm thanh quản

Một bệnh về hô hấp khác cũng khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn là viêm thanh quản. Bệnh do virus, vi khuẩn, nấm hoặc các yếu tố môi trường gây ra, khiến cho niêm mạc thanh quản và lớp đệm niêm mạc dễ bị viêm nhiễm, phù nề, gây nên khó thở ở trẻ.

Những trẻ bị viêm thanh quản sẽ gặp triệu chứng: sốt nhẹ/ cao, khóc khàn tiếng, ho, thở rít và trở nặng khi về đêm.

Đối với người lớn, bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, gai rét, ớn lạnh và sốt nhẹ. Có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: ho, nuốt vướng, đau họng. Tiếng nói bị khàn hoặc mất tiếng hoàn toàn. Viêm thanh quản ở người lớn hay gặp ở nam nhiều hơn nữ. Đặc biệt ở những người hút thuốc, uống nhiều bia rượu, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm,…

Các bệnh đường hô hấp dưới thường gặp khi thời tiết giao mùa

Đường hô hấp dưới (đường thở dưới) bao gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.

Hen suyễn

Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh khiến lớp nhầy ở niêm mạc của ống phế quản tăng lên và khiến phế quản co thắt, làm cho các đường dẫn khí thu hẹp lại và giảm lượng không khí ra vào phổi.

Bệnh khiến trẻ gặp các triệu chứng khó chịu như: ho, thở khò khè, khó thở, đau tức ngực, nặng ngực,… thường xuyên.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc các ống phế quản bị viêm, gây ra hàng loạt triệu chứng về hô hấp như: sốt, thở khò khè,… Điển hình là các cơn ho và đờm. Bệnh thường phổ biến và dễ bắt gặp ở những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Thể cấp tính của viêm phế quản thường nhẹ, do virus gây ra và niêm mạc phế quản vẫn chưa có sự tổn thương.

Nhưng đối với cấp mạn tính, bệnh đã ở giai đoạn phát triển nặng. Lúc này, ống phế quản liên tục bị kích thích và dần dần dẫn đến các bệnh về hô hấp nguy hiểm.

Viêm tiểu phế quản

Khác với viêm phế quản, viêm tiểu phế quản chủ yếu do virus RSV (virus hợp bào hô hấp – Respiratory Syncytial virus) gây ra và thường xuất hiện ở những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

Các virus RSV lây nhiễm vào các ống dẫn khí nhỏ trong phổi, khiến chúng sưng lên và bị viêm gây cản trở quá trình lưu thông không khí trong phổi. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ mắc viêm tiểu phế quản gồm: ho kèm đờm hoặc không đờm, sốt, thở khò khè, thở nhanh,…

Bệnh có thể lây qua đường không khí khi trẻ ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc chạm vào những món đồ cá nhân dùng hàng ngày của trẻ.

Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng vùng nhu mô phổi bao gồm: phế nang, phế quản và ống dẫn phế nang, thường do vi khuẩn, virus và nấm gây ra.

Bệnh khiến các vị trí viêm xuất hiện các dịch mủ, người mắc phải sẽ xuất hiện các triệu chứng ho, ho có đờm, cảm giác đau ngực khi thở, mệt mỏi, sốt,… Nếu kéo dài, bệnh sẽ chuyển biến xấu và có thể xảy ra các biến chứng.

Ngoài ra, thời tiết diễn biến bất thường còn là chất xúc tác khiến người cao tuổi dễ mắc phải viêm phổi do phế cầu khuẩn. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp phải nhập viện cấp cứu.

Cách phòng chống các bệnh về hô hấp tại nhà

Bệnh hô hấp ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Bệnh không những tạo cảm giác khó chịu trong đời sống hàng ngày mà còn đe dọa về sức khỏe. Nhưng ta vẫn có thể dễ dàng phòng chống bệnh tại nhà với những thay đổi trong thói quen sinh hoạt như sau.

Hỗ trợ sức khỏe hệ hô hấp bằng aromatherapy

Từ hàng ngàn năm trước, người ta đã biết ứng dụng tinh dầu vào chăm sóc sức khỏe và tinh thần – gọi là aromatherapy. Tinh dầu là một dạng chất lỏng, được chiết xuất từ các thảo mộc tự nhiên, dễ bay hơi và có hương thơm đặc trưng riêng của từng loại.

Ravintsara, Eucalyptus, Peppermint, Tea Tree được đánh giá là những tinh dầu mang hương thơm fresh, mạnh mẽ. Khi kết hợp lại với nhau sẽ giúp giảm bớt các cơn ho, nghẹt mũi, khó thở ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

Mặc dù các vấn đề về hô hấp xảy ra khá phổ biến mỗi khi giao mùa, nhưng chúng lại gây cảm giác rất khó chịu khi mắc phải. Để phòng tránh các vấn đề về hô hấp tại nhà, bạn có thể tự blend các tinh dầu kể trên để xông phòng, hoặc pha loãng thoa lên lưng, ngực, gan bàn chân.

Tuy nhiên, việc tự mình kết hợp các loại tinh dầu đòi hỏi thời gian nghiên cứu tài liệu và thực hành. Vì thế, nếu yêu thích sự đơn giản thuận tiện, bạn có thể sử dụng sáp bôi ngực Chest Rub của Badger.

Sản phẩm là sự kết hợp tối ưu công dụng của các loại tinh dầu kể trên, nhằm hỗ trợ hiệu quả các vấn đề về hô hấp. Sáp Chest Rub còn có tỷ lệ tinh dầu được dùng ở mức an toàn nên bé từ 6 tháng tuổi đã có thể sử dụng được mà không lo gây nóng rát da như những loại dầu gió khác.

Giữ cho không gian sống thông thoáng, không đóng kín cửa

Không gian sống là nơi chúng ta sinh hoạt hàng ngày. Vì thế cần được giữ gìn sạch sẽ và thông thoáng để tránh làm nơi trú ngụ cho vi khuẩn, nấm mốc có hại. Đặc biệt nhà có trẻ nhỏ càng phải dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày, bởi các bé có nguy cơ mắc bệnh về hô hấp cao hơn người lớn.

Quạt điện, máy lạnh là những đồ vật nên lau chùi thường xuyên bởi khi chúng hoạt động, bụi bẩn bám trên cánh quạt sẽ bị thổi bay trong không khí, làm ta dễ hít vào cơ thể. Chăn, ga, gối cũng là đồ vật tiếp xúc gần với đường thở nhất, cần được giặt giũ thường xuyên để giảm thiểu lượng bụi bẩn bám vào.

Bên cạnh việc vệ sinh không gian sống sạch sẽ, ta cũng cần quan tâm tới độ ẩm trong phòng. Có thể nhiều người không để ý nhưng độ ẩm đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe hệ hô hấp. Độ ẩm lý tưởng mà ta nên duy trì hàng ngày là từ 30 – 50% và không vượt quá 60%. Nếu độ ẩm quá thấp sẽ làm cơ thể nhanh bị mất nước qua da, gây suy nhược và dễ mắc bệnh hơn. Trong khi độ ẩm quá cao lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi phát triển.

Để duy trì mức ẩm cân bằng cho không gian sống, ta có thể sử dụng kết hợp máy tạo ẩm khi không khí khô và máy hút ẩm mỗi khi độ ẩm tăng cao. Một môi trường sống sạch sẽ, không khí trong lành sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa và cải thiện các bệnh về hô hấp ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

Một số cách phòng tránh đơn giản khác tại nhà

Một số cách phòng tránh các bệnh hô hấp đơn giản khác tại nhà mà bạn có thể tham khảo theo gợi ý của Badger:

- Tuân thủ lịch tiêm chủng vắc xin phòng ngừa các bệnh về hô hấp đúng và đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc biệt là vắc xin phòng COVID-19.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước – sau khi ngủ dậy và sau mỗi bữa ăn.

- Ăn uống hợp lý, khoa học, tập thể dục điều độ. Tăng cường rau xanh cho bữa ăn và uống nhiều nước hoa quả.

- Tắm với nước ấm trong phòng kín gió và lau người thật khô sau khi tắm.

- Hạn chế uống nước lạnh, nước đá.

- Tránh thức khuya và không nên hút thuốc lá.

Hy vọng qua bài viết trên của KhamBenh.net, bạn đã “bỏ túi” thêm được các cách phòng tránh bệnh về hô hấp đơn giản tại nhà. Đừng chủ quan lơ là với sức khỏe của con em mình bạn nhé.

Nguồn: KhamBenh.net