Header Ads Widget

Nhổ răng khi niềng có hại không?

1 trong những vấn đề người niềng răng thường lo lắng nhất đó là nhổ răng để niềng răng. Vậy nhổ răng khi niềng răng có hại không? Thông tin sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Nhổ răng khi niềng có hại không?

Hàm răng là bộ phận quan trọng trên cơ thể, đảm nhận chức năng ăn nhai, thẩm mỹ nụ cười, khuôn mặt. Quan trọng hơn hết, răng là một trong những bộ phận trên cơ thể người nếu mất đi rồi thì không thể phục hồi lại được. Chưa kể, hàm răng lại thường nằm ở vị trí rất gần với các dây thần kinh trên mặt. Chính những lý do này mà gần như 90% người được chỉ định cần phải nhổ răng để niềng tỏ ra khá lo lắng. Bạn có thể theo dõi trên các hội nhóm cộng đồng những người niềng răng sẽ bắt gặp hàng loạt các câu hỏi liên quan đến việc nhổ răng khi niềng như:  Nhổ răng có ảnh hưởng sức khỏe; Nhổ răng khi niềng có nguy hiểm không…

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia chỉnh nha khẳng định: Không phải trường hợp niềng răng nào cũng cần phải nhổ răng. Bất kỳ chỉ định nhổ răng nào đều phải được đưa ra sau khi bác sĩ đã xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu lâm sàng: Phim X-quang, tình trạng sức khỏe bệnh nhân, sự cần thiết của việc nhổ răng đối với quá trình điều trị hoặc sức khỏe toàn hàm răng. Nếu tất cả bình thường, việc  nhổ răng phải được thực hiện theo đúng quy trình. Khi nhổ răng, bác sĩ thường sẽ gây tê hoặc sẽ gây mê trong một số trường hợp đặc biệt.

Thông thường, những răng cối nhỏ một hoặc hai chân, mức độ can thiệp những răng này đa phần đơn giản nên sau khi nhổ răng các bạn vẫn có thể sinh hoạt và đi làm bình thường. Cảm giác đau ít hoặc nhiều tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi người, thường chỉ cần uống 1 hoặc 2 liều giảm đau (paracetamol 500mg) là ổn. Nếu có bất kỳ vấn đề lo lắng gì, các bạn có thể gọi đến phòng khám để được hỗ trợ.

Niềng răng có cần phải nhổ răng không?


Trả lời câu hỏi: “Niềng răng có nhất thiết phải nhổ răng không?”, thì câu trả lời là không. Có những trường hợp niềng răng không cần phải nhổ răng. Đó có thể là những ca niềng răng thưa, người niềng đã bị mất răng từ trước và bác sĩ có thể tận dụng khoảng trống mất răng để nắn chỉnh răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Ngoài ra, nếu khung xương hàm của bạn đủ khoảng trống để sắp xếp răng thì có thể không cần phải trải qua quá trình nhổ răng để niềng.

Tuy nhiên, phần lớn những trường hợp niềng răng khi đã trưởng thành với các vấn đề như răng bị hô, móm, khấp khểnh cần khoảng trống để nắn chỉnh răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để niềng. Hãy tưởng tượng, việc căn chỉnh các răng trên cung hàm giống như việc xếp hàng lúc còn đi học. Mỗi răng là một thành viên trong hàng.

Trường hợp, cung hàm không đủ chỗ cho tất cả các răng đứng đều và đẹp thì bác sĩ chỉnh nha sẽ xem xét chọn một thành viên nào đó ít có khả năng ăn nhai làm nhiệm vụ “hy sinh” để tạo ra một khoảng trống giá trị giúp các thành viên còn lại đứng đều và đúng vị trí trên cung hàm.

Để biết được chính xác trường hợp ca niềng của bạn có cần phải nhổ răng hay không, bạn cần phải trải qua quá trình thăm khám và phân tích bằng những dữ liệu thực tế như film X-quang, dấu mẫu hàm... Bác sĩ chỉ tiến hành nhổ răng nếu thật sự cần thiết.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/quy-trinh-han-rang-sau-chuan-khoa-hoc-ban-can-biet/