Thừa răng là tình trạng răng miệng của bạn có số răng nhiều hơn số lượng răng tiêu chuẩn (đối với răng sữa là 20 chiếc, răng vĩnh viễn là 32 chiếc). Tình trạng răng thừa có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên hàm răng. Nguyên nhân vì sao có tình trạng thừa răng và răng thừa thì phải làm sao?
Răng mọc thừa là như thế nào?
Răng mọc chồi, răng khểnh: Là răng trồi ra bên ngoài răng chính, mọc chen chúc, răng mọc thừa phía trên, có hình dáng dị dạng, không giống răng bình thường. Răng thừa này thường nhỏ hơn răng vĩnh viễn và không có bất kỳ chức năng nào.
Răng mọc lẫy: Xảy ra trong thời gian trẻ em mọc răng vĩnh viễn. Đây là hiện tượng răng cửa mọc hàm dưới mọc lệch so với tiêu chuẩn vị trí trên cung hàm.
Răng khôn: Là 4 răng mọc thừa phía trong ở cả hai hàm hai bên. Răng khôn thực chất không có nhiệm vụ rõ ràng, thường mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen lấn với răng bên cạnh và được xem là răng thừa cần được xử lý.
Nguyên nhân khiến răng mọc thừa
Các bác sĩ nha khoa đưa ra các lý do khiến răng mọc thừa là:
Mầm răng phân đôi tạo ra 2 răng thừa mọc phía trên hay răng mọc thừa ở hàm trên chen chúc mọc trên cùng một vị trí.
Do sự hiếu động thái quá của ngà răng.
Do di truyền từ bố mẹ, trẻ em bị ảnh hưởng.
Một số trường hợp sứt môi, loạn xương đòn ở sọ, hội chứng Gardner là nguyên nhân thừa răng.
Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp người bình thường cũng có tình trạng mọc thừa răng.
Cách xử lý răng mọc thừa
Một số răng thừa cần nhổ bỏ, một số không cần thiết. Để xác định có cần nhổ bỏ răng thừa hay không, nha sĩ sẽ xác định dựa trên cung hàm cụ thể của người bệnh. Việc răng thừa mọc nhưng không tạo thế 3 răng, không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, không gây hại cho răng miệng, có thể được giữ lại.
Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, răng thừa cần được nhổ bỏ như:
Răng mọc thừa, lệch lạc quá độ ra khỏi cung hàm, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng miệng.
Răng thừa mọc lệch khiến thức ăn mắc kẽ giữa các răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh lý về răng miệng.
Răng thừa chèn răng chính ngay trên cung hàm, để lâu dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn, thay đổi cấu trúc hàm răng.
Nhổ răng thừa để hỗ trợ niềng răng, tạo ra khoảng trống cho các răng khác có không gian xê dịch vào đúng vị trí và đều hơn.
Nhổ răng thừa có đau không?
Thực tế, khi nhổ răng thừa, bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê. Quá trình nhổ sẽ không bị đau, nhưng sau khi hết thuốc tê tầm 30 phút sẽ có cảm giác đau trở lại. Tình trạng đau âm ỉ kéo dài từ 1-2 ngày, tùy vào tình trạng răng miệng của bạn. Hiện tại, với các kỹ thuật nhổ răng hiện đại với sự hỗ trợ của các thiết bị nha khoa giúp quá trình nhổ diễn ra nhanh và hạn chế đau cho người bệnh. Bởi vậy bạn không cần quá lo lắng khi nhổ răng thừa.
Trên đây là thông tin giải đáp vấn đề răng thừa thì phải làm sao? Để có phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bạn, hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/hoi-dap-tieu-xuong-ham-sau-khi-mat-rang-nguy-hiem-nhu-the-nao/