Header Ads Widget

Có nên thực hiện trồng implant răng hàm không?

Bạn đang tìm hiểu về trồng implant răng hàm? Đây là giải pháp tối ưu để phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ cho răng bị mất. Hãy cùng tìm hiểu về quá trình trồng implant và những lợi ích mà phương pháp này mang lại trong bài viết dưới đây.

Răng hàm có vai trò như thế nào?

Một hàm răng của người trưởng thành bình thường có tổng cộng 32 răng, chia làm 4 nhóm chính: nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Răng hàm lớn là 3 răng trong cùng, tiếp theo là 2 răng hàm nhỏ, chia đều cho cả 2 bên của mỗi hàm. Vậy, sẽ có tất cả 12 răng hàm lớn và 8 răng hàm nhỏ.

Cấu tạo của răng hàm tương tự như các răng khác gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Cấu trúc răng là các phần xương cứng được cắm chặt vào các hốc răng của hàm. Răng hàm trên thường có 3 chân răng và răng hàm dưới thường có 2 chân răng.

Răng hàm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình cắn, xé, nhai và nghiền nát thức ăn cũng như đảm bảo tính hài hòa, cân đối và thẩm mỹ của khuôn mặt. Hơn thế nữa, cấu tạo bộ răng đầy đủ còn giúp phát âm được chuẩn xác, rõ chữ.

Chính vì vậy, khi mất răng hàm nên trồng lại ngay để tránh làm giảm sút hiệu quả ăn nhai, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn miệng và việc phát âm cũng không còn chính xác.

Mất răng hàm gây ảnh hưởng gì?

Tình trạng mất răng nếu không được cải thiện sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:

  • Dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm: Khi mất răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống ở vị trí chân răng, không còn lực nhai tác động của răng lên xương hàm, dẫn tới quá trình tiêu xương. Thông thường, sau khi bị mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương hàm sẽ suy giảm từ từ. Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến. Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 – 60%.

  • Ảnh hưởng tính thẩm mỹ, mất tự tin: Khi xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm thì thẩm mỹ của khuôn mặt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 2 má hóp dần lại, các nếp nhăn quanh miệng bắt đầu xuất hiện, da mặt nhăn nheo, chảy xệ, quá trình lão hóa được đẩy nhanh khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật.

  • Ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai hàng ngày: Răng hàm trên và răng hàm dưới nắm giữ nhiệm vụ ăn nhai chủ yếu nên khi thiếu răng hàm thì quá trình ăn uống sẽ gặp nhiều khó khăn, lực nghiền nát thức ăn giảm sút. Lâu dần dẫn đến các bệnh về dạ dày, suy di dưỡng do ruột khó hấp thu các chất dinh dưỡng

  • Xô lệch vị trí các răng còn lại: Xương hàm bị tiêu đi do mất răng hàm quá lâu sẽ khiến những răng bên cạnh mọc xô lệch vào khoảng trống mất răng, răng đối diện có chiều hướng trồi lên do mất đi lực nâng đỡ ảnh hưởng đến khớp cắn của hàm răng, những răng xung quanh có thể bị hư và mất đi.

Vậy có nên trồng implant răng hàm không?

Phương pháp trồng implant răng hàm luôn được nhiều chuyên gia đánh giá cao khi sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời như:

  • Trồng răng hàm bị mất hoặc trồng răng hàm bị sâu đều áp dụng được khi bệnh nhân mất mất 1 răng, mất răng số 7 hay mất răng toàn hàm…

  • Khắc phục những nhược điểm của phương pháp trồng răng bằng cầu sứ hay hàm tháo lắp, tránh trường hợp tiêu xương hàm, lão hóa, răng bị xô lệch…

  • Phục hình cả chân răng và thân răng không thay đổi cấu trúc răng như cầu sứ, không mài răng không xâm lấn răng kế cạnh, bảo tồn răng thật

  • Tuổi thọ răng Implant đến 30 năm hoặc vĩnh viễn nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và được chăm sóc tốt

  • Phục hồi khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cao nhìn giống răng thật

  • Dễ vệ sinh như răng thật, không gây vướng víu trong sinh hoạt hàng ngày

Trên đây là thông tin giải đáp có nên trồng implant răng hàm không? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng thì hãy tới các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn giải pháp điều trị cụ thể nhất. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nho-rang-khon-lam-sao-de-vua-khong-dau-vua-an-toan/